Hỗ trợ:
84-028-3845 3333
Giỏ hàng:
0
(0)
Giáo trình Hệ thống viễn thông
Tìm kiếm phân loại
tu-dien-cho-android-sachbaovn.jpg
tu-dien-nhat-viet-sachbaovn.jpg
Hoạt động thành viên
Giới thiệu

Trong vài thập kỷ trở lại đây chúng ta đã chứng kiến sự phát triển vô cùng ấn tượng của công nghệ truyền thông. Trải qua nhiều thế hệ thay đổi đến nay công nghệ truyền thông đã đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống kinh tế và xã hội, đặc biệt là trong kỷ nguyên khởi đầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (Industry 4.0). Các hệ thống truyền thông số (Digital Communication) đang ngày càng mở rộng cùng với nó là sự thu hẹp của các hệ thống truyền thông tương tự (Analog Communication) một cách nhanh chóng. Mục tiêu chính của cuốn Giáo Trình Hệ Thống Viễn Thông nhằm mang đến cho kỹ sư ngành điện tử truyền thông trong tương lai những kiến thức cốt lõi liên quan đến các nguyên lý của các hệ thống viễn thông hiện đại. Nội dung giáo trình bao gồm các kiến thức nền tảng về tín hiệu và hệ thống cơ bản, nhiễu và quá trình ngẫu nhiên, hệ thống thông tin tương tự, hệ thống thông tin số và các nguyên lý hoạt động cơ bản trong những hệ thống viễn thông. Những kiến thức trang bị trong giáo trình này giúp cho sinh viên có thể dễ dàng tiếp cận với các môn học về hệ thống viễn thông nâng cao trong chương trình sau đại học hoặc làm tài liệu nghiên cứu về hệ thống viễn thông. Để có thể dễ dàng tiếp thu nội dung trong cuốn giáo trình này sinh viên cần có kiến thức về lý thuyết tín hiệu và hệ thống, xác suất cũng như các quá trình ngẫu nhiên.

Sau khi đọc xong cuốn giáo trình này, sinh viên có thể tiếp tục theo học những học phần chuyên ngành hoặc tham gia vào ngành công nghiệp viễn thông đang phát triển một cách mạnh mẽ. Những kiến thức cốt lõi cần thiết bao gồm kênh truyền và tín hiệu dải nền (baseband), dải thông (passband), các kiểu điều chế phù hợp cho mỗi loại kênh truyền, nhiễu và các quá trình ngẫu nhiên, biểu diễn tín hiệu điều chế và các phương pháp giải điều chế tối ưu được trình bày một cách có hệ thống trong giáo trình. Bên cạnh đó, các phân tích về hiệu năng cũng như sự đánh đổi giữa băng thông và năng lượng trong các kỹ thuật điều chế phổ biến cũng được đề cập. Các bài tập cho từng phần nội dung trong giáo trình cũng được cung cấp để sinh viên có thể kiểm tra mức độ hiểu và vận dụng kiến thức về hệ thống viễn thông trong việc phân tích các hệ thống thực tế. Ngoài ra, phần cuối giáo trình giới thiệu về phần mềm mô phỏng Matlab-Simulink, hộp công cụ hệ thống viễn thông (Communication System Toolbox) tích hợp trong phần mềm cùng các hàm có sẵn giúp sinh viên dễ dành mô phỏng và kiểm chứng các kết quả từ lý thuyết.

Bố cục của cuốn giáo trình được tổ chức thành 3 phần nội dung gói gọn trong 11 chương và một phần phụ lục đi kèm:

Chương 1: Giới thiệu tổng quan về một hệ thống viễn thông và mô tả các thành phần cũng như nguyên lý hoạt động cơ bản trong hệ thống.

Chương 2: Nội dung chương này trình bày các khái niệm liên quan đến lý thuyết tín hiệu và phổ tần số của tín hiệu.

Chương 3: Trình bày lý thuyết cơ bản về hệ thống và phân tích hệ thống, truyền và lọc tín hiệu.

Chương 4: Giới thiệu về quá trình ngẫu nhiên, mô hình toán để biểu diễn và phân tích tín hiệu và nhiễu trong hệ thống viễn thông.

Chương 5: Bao gồm các nội dung liên quan đến kỹ thuật điều chế tuyến tính trên biên độ sóng mang bao gồm các kỹ thuật điều chế như AM, DSB, SSB, và VSB.

Chương 6: Trình bày về các kỹ thuật điều chế và giải điều chế góc pha giải điều chế và phương pháp tăng cường chất lượng tín hiệu thu.

Chương 7: Giới thiệu về các hệ thống tương tự bao gồm các hệ thống máy thu phát, hệ thống ghép kênh tương tự.

Chương 8: Trình bày về lý thuyết lấy mẫu tín hiệu và các hệ thống điều chế xung tương tự PAM, PWM, PPM.

Chương 9: Nội dung chương này bắt đầu giới thiệu về truyền thông dải nền, ảnh hưởng của nhiễu và sai số trong truyền thông dải nền.

Chương 10: Trình bày về kỹ thuật điều chế xung mã PCM ứng dụng trong các hệ thống điện thoại số, kỹ thuật giảm nhiễu lượng tử và hệ thống ghép kênh số.

Chương 11: Thảo luận về các kỹ thuật truyền tín hiệu số dải thông bao gồm các kỹ thuật điều chế số như FSK, PSK, QAM, các kỹ thuật điều chế trực giao và biến thể của chúng. Phần phụ lục giới thiệu về phần mềm Matlab-Simulink cũng như công cụ Communication System Toolbox để sinh viên có thể mô phỏng và kiểm chứng các kết quả lý thuyết. 

Sách liên quan
Sách thường được mua kèm với sách này
Hoạt động của cộng đồng về sách này
Thành phần
Bình luận bạn đọc
Đăng nhập để viết bình luận